Tại sao phải cúng bái đọc văn khấn trước khi tháo dỡ nhà cũ?
- Cúng bái và đọc văn khấn trong việc tháo dỡ nhà cũ không chỉ mang tính văn hóa, tôn giáo mà còn giúp cho gia chủ thu hút tài lộc, may mắn và bảo vệ sức khỏe cho gia đình. Vì vậy, việc này được coi là một phần không thể thiếu trong quá trình tháo dỡ nhà cũ
Tôn trọng truyền thống.
- Với nhiều gia đình, việc tháo dỡ căn nhà đã tồn tại trong nhiều thế hệ không phải là việc đơn giản, đó là một sự kiện lớn và quan trọng trong cuộc đời. Vì vậy, việc cúng bái và đọc văn khấn trước khi tháo dỡ là một hành động mang ý nghĩa tôn trọng và tri ân những di sản văn hóa của tổ tiên.
Để lấy sự may mắn.
- Cúng bái và đọc văn khấn trong quá trình tháo dỡ nhà cũ được coi là một nghi thức quan trọng trong văn hóa dân tộc. Điều này giúp xua tan những tà ma, tà khí còn lưu trữ trong căn nhà cũ, tạo điều kiện tốt nhất cho việc xây dựng lại căn nhà mới. Bên cạnh đó, việc cúng bái và đọc văn khấn còn giúp gia chủ có được sự may mắn và tài lộc trong cuộc sống.
Tránh rủi ro không mong muốn trong thi công.
- Việc cúng bái và đọc văn khấn là một nghi thức truyền thống của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa tôn trọng, tôn vinh các thần linh, tổ tiên, góp phần tạo sự bình an, may mắn và tránh khỏi các tai họa, rủi ro không mong muốn trong quá trình tháo dỡ nhà cũ. Điều này không chỉ giữ gìn những giá trị văn hóa, tôn giáo mà còn giúp cho việc tháo dỡ nhà cũ được tiến hành một cách an toàn, đảm bảo cho sự thành công của công trình mới được xây dựng.
Bài văn khấn tháo dỡ nhà cũ mà Huy Quang muốn chia sẻ với gia chủ.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nhận thấy rằng việc khấn trước khi tháo dỡ nhà cũ là vô cùng quan trọng trong tâm linh để mang lại sự may mắn trong công việc, để mọi việc luôn suôn sẻ trước khi khởi công phá dỡ, tháo dỡ. Huy Quang xin chia sẻ tới ae trong nghề bài văn khấn tháo dỡ nhà cũ cho ae nào chưa biết cũng như quên không nhớ.
- Nam mô A Di Đà Phật!
- Nam mô A Di Đà Phật!
- Nam mô A Di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Quan Đương niên.
- Con kính lạy các Tôn thần bản xứ.
- Tín chủ (chúng) con là: …………… năm nay con ……… tuổi
- Ngụ tại: …………… ( địa chỉ cần thi công )
- Hôm nay là ngày … tháng … năm ….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương kính dâng lên trước án.
- Cúng: Triệt Hạ Nhà Tín chủ con lòng thành cung thỉnh: Ngài Thành Hoàng, Ngài Thổ Thần, Ngài Thổ Địa, Ngài Táo Quân, Ngài Thần Môn, Thần Hộ, Ngài Hà Bá, Ngài Thần Tài, các Ngài khuất mặt cai quản địa phương, cai quản gia trạch, cai quản các loại thợ và công nhân.
- Nhờ ơn quí ngài phù hộ cho tín chủ, chủ thầu, thợ cả, thợ bạn, công nhân đều được an toàn khoẻ mạnh, để hoàn thành công việc mau chóng, tốt đẹp.
- Đồng thời, tín chủ con lòng thành kính dâng lễ vật này để tỏ lòng biết ơn sự quan tâm chiếu cố của quí ngài.
- Tín chủ con lòng thành kính mời quí ngài đồng lai phối hưởng.
- Hoàn lễ, tín chủ con kính mời quí ngài quy hồi bổn sở.
- Nam mô A Di Đà Phật!
- Nam mô A Di Đà Phật!
- Nam mô A Di Đà Phật!
Huy Quang xin hướng dẫn sắm lễ vật cúng tháo dỡ nhà cũ theo tập tục từng vùng miền.
- Cúng trước khi tháo dỡ nhà là nghi lễ tâm linh, cần phải được chuẩn bị cẩn thận, chu đáo. Việc sửa soạn đồ lễ cúng cũng có sự khác biệt, dựa theo phong tục tập quán của từng vùng miền. Cụ thể
1. Lễ vật cúng tháo dỡ nhà cũ theo phong tục miền Bắc.
- Mâm lễ mặn
- Bộ tam sinh: Gà luộc (1 con), thịt luộc (1 đĩa), trứng luộc (1 quả).
- Xôi gấc hoặc xôi đỗ (1 đĩa).
- Mâm ngũ quả: Thường có chuối, bưởi và các loại trái cây khác
- Các đồ lễ khác như: Nước, gạo, muối, thuốc, trầu cau, bánh oản, hoa hồng tỉ muội đặt trên mâm cúng. Một đĩa muối riêng để rải xuống đất sau khi hoàn thành xong nghi lễ cúng một cách trơn chu.
2. Lễ vật cúng tháo dỡ nhà cũ theo phong tục miền Nam.
Về cơ bản, đồ cúng của miền Nam cũng tương tự như miền Bắc như có lễ mặn, mâm ngũ quả,...nhưng có một số sự khác biệt nhỏ, đó là:
- Mâm lễ mặt
- Nem, giò, gà luộc hoặc 01 con heo quay
- Xôi gấc hoặc xôi đỗ hoặc 1 đĩa bánh chưng hoặc chè xôi.
- Mâm ngũ quả: Người miền Nam khá chú trọng màu sắc trên mâm ngũ quả, 5 loại quả được ưu tiên, tượng cho ngũ hành đó là măng cụt (màu tím đen - hành Thủy), táo đỏ (màu đỏ - hành Hỏa), dưa lưới (màu vàng - hành Thổ), bưởi da xanh (màu xanh - hành Mộc) và quả có màu trắng sáng (màu trắng - hành Kim).
- Đồ cúng khác: Cau trầu (5 lá trầu, 5 quả cau, nếu không thì dùng cau trầu têm sẵn), rượu (1 chai), thuốc lá (1 bao), muối (2 đĩa, 1 đĩa đặt trên mâm lễ + 1 đĩa để rải xuống đất), gạo (1 đĩa), nước (1 chai), tiền vàng, hoa lay ơn đỏ hoặc hoa hồng đỏ.
- Mỗi vùng miền có nét văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng trong văn hóa dân tộc.
- Nghi lễ cúng của người miền Bắc và miền Nam về cơ bản không có sự khác nhau quá nhiều.
- Yếu tố cốt lõi ở đây vẫn là lòng thành tâm với thần linh, mong các Ngài chứng, phù hộ độ trì cho gia chủ phá dỡ thuật lợi, gia đạo bình an.